Cách chăm sóc mai sau Tết chuẩn kỹ thuật giúp cây phục hồi tươi tốt là điều được nhiều người chơi cây cảnh quan tâm. Bởi sau một khoảng thời gian bị “bỏ bê,” cây hoa mai cần được chăm sóc cẩn thận để Tết năm sau có thể tiếp tục khoe sắc. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn đọc cụ thể hơn về vấn đề này qua bài viết sau.

Đặc điểm của cây mai ngày Tết

Để Tết năm sau, cây mai có thể sinh trưởng tốt, ra hoa đúng thời điểm là điều không hề dễ dàng nếu như bạn không nắm rõ cách chăm sóc vườn mai vàng đẹp sau Tết. Hiện nay trên thị trường có 3 loại mai thông dụng đó là:

Mai trồng trong chậu chưng trong nhà

Mai trồng trong chậu chưng ngoài sân

Cây mai trồng đất trong sân vườn

Từng loại mai sẽ có cách chăm sóc sau Tết khác nhau và mức độ hồi phục mỗi cây cũng sẽ không giống nhau. Chưa kể, các cây mai chơi Tết hay bị phun thuốc để ra hoa nhanh chóng và lâu tàn trong dịp lễ Tết. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến chu trình sinh trưởng của cây không ổn định.

Ngoài ra, trong những ngày lễ Tết cây mai phải sống trong môi trường thiếu nhiều yếu tố xấu, làm mai dần mất đi sức sống. Vì vậy, cách chăm sóc mai sau Tết là điều rất quan trọng. Không chỉ giúp mai nở rộ đúng mùa, sinh trưởng tốt mà còn ra hoa đúng dịp Tết năm sau.

No description available.

Cách chăm sóc mai sau Tết chuẩn kỹ thuật theo từng tháng trong năm

Cách chăm sóc mai sau Tết chuẩn kỹ thuật không phải là điều đơn giản. Vì nó liên quan đến rất nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, tính chất cây trồng, độ tuổi, chất dinh dưỡng, cách chăm sóc,… Thông thường, cách chăm sóc mai sau Tết sẽ được chia làm thành 2 giai đoạn chính. Đó là giai đoạn từ tháng 1 – 6 và từ tháng 6 – 12.

Cách chăm sóc mai sau Tết giai đoạn từ tháng 1 – 6

Đầu tiên, bạn hãy tiến hành cắt ngắn 30% các cành, cắt bỏ bớt phần rễ già ở hai bên thành chậu. Thay đất cho cây theo công thức xơ dừa, trấu sống, đất thịt, phân động vật mục hoai giúp cây có đủ chất dinh dưỡng sinh trưởng.

Trong giai đoạn này, cây cần chất dinh dưỡng để hồi phục. Do đó, bạn nên lưu ý bón phân định kỳ mỗi tuần 2 lần. Các loại phân nên sử dụng như phân hữu cơ, nếu bạn sử dụng phân vô cơ thì cần tuân thủ liều lượng để tránh cây bị xót.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chăm tưới nước cho cây. Trời mát tưới ngày một lần, nếu trời nắng tưới nước hai lần một ngày. Mai là cây ưa nắng, vì vậy bạn hạn chế đặt mai gần các bức tường hoặc dưới tán lá cây khác. Nếu trồng cây trong chậu thì định kỳ 2 tuần xoay cây một góc 180 độ để cây phát triển đồng đều.

Cách chăm sóc mai sau Tết giai đoạn từ tháng 6 – 12

Giai đoạn này, cây mai đã khỏe mạnh, cành lá xum xuê vì thế bạn nên tập trung bón các loại phân có nồng độ đạm và lân cao.

Trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9, cây mai bắt đầu ra nụ. Bạn nên bón phân lân để các nụ hoa ra to khỏe hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm mùa mưa, cây mai dễ bị các bệnh đốm lá, rỉ sắt. Bạn có thể phòng bệnh cho cây bằng cách sử dụng các loại thuốc đặc trị phun định kỳ 1 tháng/lần.

Từ tháng 9 đến tháng 12, các nụ đã bắt đầu hình thành. Cây ngừng phát triển lá để tập trung dinh dưỡng nuôi nụ hoa. Lúc này, bạn nên bón các loại phân có nồng độ kali cao giúp nụ hoa mập mạp và hoa ra có nhiều màu sắc sặc sỡ hơn. Ngoài ra, khoảng cuối tháng 11, bạn bắt đầu tiến hành cắt trụi lá, cho cây tập trung nuôi nụ. Đặc biệt trong giai đoạn này, bạn không nên bón phân ure hay lân vì sẽ khiến cây bị ức chế và nhanh ra hoa trước Tết.

Bón phân chuyên dụng cho cây mai ra hoa đúng Tết như phân: Phân đầu trâu, phân trùn quế,…

====>> Xem thêm: Tìm hiểu thêm về giá mai vàng hiện nay 2022

Một số kinh nghiệm chăm sóc giúp cây mai có dáng đẹp

Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất. Do rễ cây không thể hấp thụ, thậm chí còn làm hỏng rễ, chết cây.

Khi thay đất cho cây mai, bạn nên phủ một lớp cát và phân hữu cơ bao trùm toàn bộ mặt. Sau đó cho một ít đất trồng vào rồi mới tiến hành cho cây vào lấp đất, nén chặt.

Tỉa cành cây bạn nên thực hiện sớm, tốt nhất là trước ngày 15 tháng giêng âm lịch. Tùy thuộc vào hình dáng, kích thước của cây, bạn có thể chọn cách tỉa phù hợp. Sau đó bạn chuẩn bị phân ure hòa với nước để phun lên cây và tưới quanh gốc. Nếu thấy cây có dấu hiệu phục hồi, bạn không cần phun thuốc kích thích. Còn nếu cây không phát triển, bạn cần phun thuốc theo đúng liều lượng hướng dẫn.

Khi hoàn thành việc tỉa cành, bạn cũng đừng quên vệ sinh sạch sẽ cho cây. Lấy vòi nước rửa sạch đám rêu, nấm mốc bong tróc hoặc bạn có thể dùng phân ure pha thật đặc phun vào cây. Nhớ che chắn phần gốc kỹ, tránh làm tổn thương cây. Bạn có thể dùng kết hợp bàn chải chà mạnh lên cây để loại bỏ nấm mốc.

Bạn nên nhớ tưới cây mỗi ngày hoặc có thể tưới cách ngày. Khi tưới nên tưới thẳng vào gốc hoặc phun sương lên tán lá. Thời gian tưới thích hợp nhất là buổi sáng 6 – 9h hoặc lúc chiều mát 5 – 6h.

Từ ngày 10 tháng giêng, bạn nên quan sát nụ hoa trên cây kết hợp với thời tiết để tính ngày lặt lá. Nếu nửa tháng cuối năm trời ấm thì bạn nên lặt lá muộn. Nếu thời tiết mưa to hay chuyển lạnh thì bạn nên lặt lá sớm hơn.

Lời kết

Trên đây là bài viết chia sẻ cách chăm sóc mai sau Tết chuẩn kỹ thuật. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp cây mai vàng khủng nhà bạn nuôi dưỡng và tích lũy dưỡng chất tốt nhất để dịp Tết năm sau cây sẽ ra hoa một cách rực rỡ nhất.

Ngoài ra, nếu bạn chưa rõ thông tin nào trong cách chăm sóc cây thì đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới bài viết. Chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

 

Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777

Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com

Facebook: Vườn mai Hoàng Long

Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.